Tuesday, January 8, 2013

Thủ thuật hữu ích tăng tốc độ cho Windows 7

Hiệu suất là thứ không sờ thấy được nhưng lại là thứ đáng mong muốn nhất khi nói đến các máy tính, việc điều chỉnh để có được hiệu suất mong muốn được xem như là một quy luật tất yếu hơn là một việc thông thường. 
Mục đích chính của hiệu suất ở đây là có được thời gian đáp ứng hệ thống nhanh hơn, các ứng dụng chạy nhanh hơn, thời gian khởi động và tắt máy tính ngắn hơn…
Có một cách là tăng tốc các thành phần của hệ thống như tăng tốc độ CPU chẳng hạn. Một cách khác là điều chỉnh ngay trong chính hệ điều hành. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số chỉ dẫn giúp tăng tốc độ của hệ điều hành Windows 7.



I. Các vấn đề về phần cứng:
1. RAM:
Điều đầu tiên và cũng là cơ bản nhất, đó là bộ nhớ, mà cụ thể ở đây là RAM. Máy tính của bạn càng có nhiều RAM, hệ thống của bạn sẽ xử l‎ý càng nhanh.

Có thể nghĩ đơn giản thế này, bạn có thể tưởng tượng ổ cứng của bạn là một tủ đựng thức ăn và RAM của bạn là một chiếc bàn ăn. Một chiếc bàn lớn thì có thể chứa được cùng lúc nhiều thức ăn. Bạn có thể có một tủ thức ăn khổng lổ (ổ cứng của bạn) nhưng nếu như bạn có một chiếc bàn ăn nhỏ bé (RAM) thì bạn không thể ăn nhiều món cùng một lúc.

Nếu bạn có 1GB RAM hoặc ít hơn, tăng thêm bộ nhớ, là cách đơn giản nhất để nâng cao hiệu quả của hệ thống (nếu bạn có nhiều hơn 1GB RAM, tăng thêm bộ nhớ RAM sẽ có tác dụng tuy nhiên có thể sẽ không nhận ra được những thay đổi). Gắn vào hay gỡ ra một thanh RAM là một việc tương đối dễ thực hiện. Bạn chỉ cần cắm thanh RAM tương ứng với khe cắm ở trên mainboard và đóng lại 2 chốt 2 bên. Nếu không thực hiện được, bạn có thể nhờ những người có hiểu biết thực hiện giúp.


Nếu bạn không muốn gặp rắc rối khi tìm định dạng và cài đặt thêm RAM, bạn có thể sử dụng một tiện ích của Windows 7 gọi là ReadyBoost. Nếu bạn có một USB tốc độ cao, Windows 7 có thể sử dụng nó tương tự như RAM. Tốc độ được cải thiện không thực sự quá nhanh, tuy nhiên trên những chiếc máy tính với bộ nhớ quá nhỏ, thì cũng có thể tạo nên những sự thay đổi rõ rệt.

Đây là tất cả những gì bạn cần:

- Một USB flash drive có dung lượng tối thiểu tương đương với dung lượng bộ nhớ RAM của bạn. Nghĩa là máy tính của bạn có 512MB RAM thì bạn cần phải sử dụng 1 USB có dung lương 512MB hoặc lớn hơn.
- USB của bạn phải là USB với công nghệ high speed (hầu như toàn bộ USB hiện nay đều sử dụng công nghệ này, nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trên thị trường)

Khi bạn cắm USB vào máy tính, Windows 7 sẽ hỏi bạn muốn làm gì với nó. Hãy chọn “Speed up my system” và thực hiện theo các bước hướng dẫn.
Chú ý rằng, Ready Boost chỉ làm thay đổi một ít tốc độ trên hệ thống của bạn, tuy nhiên nó là cách tuyệt vời nhất để tăng tốc những hệ thống quá yếu.


2. Card màn hình:
Một thiết bị phần cứng khác mà bạn cần phải quan tâm nếu muốn cải thiện hiệu quả của hệ thống đó là video card (hay còn gọi là card màn hình). Ngày nay, phần video card được sử dụng là card rời, nghĩa là nó sẽ tự xử l‎ý thông tin chứ không thông qua CPU, và Windows 7 đã tận dụng chúng để xử lý hệ thống được nhanh hơn, để có thể chạy những phần mềm mới nhất.
Một card màn hình với dung lượng tốit thiểu 256MB dựa trên công nghệ ATI hay Nvidia có thể có những sự khác nhau, đặc biệt nếu bạn sử dụng chúng để chơi game hay thiết kế đồ họa. Nếu có điều kiện, bạn có thể phải bỏ ra rất nhiều tiện để tậu cho mình những sản phẩm card màn hình cao cấp như ATI Radeon X1950 Pro hay Nvidia’s GeForce 7600 để cảm nhận những sự khác biệt kinh khủng. Rất tiếc, trong trường hợp này, không cách nào hơn là bạn phải tự tìm cách tậu cho mình, hoặc một card màn hình cao cấp hoặc là một card vừa đủ xài để cải thiện tộc độ cho hệ thống.

3. Đĩa cứng:

Cuối cùng, thiết bị phần cứng chúng ta cần quan tâm đó là ổ cứng của bạn. Nếu như bạn sử dụng laptop hoặc bạn có một nguồn cung cấp điện ổn định cho PC của mình, bạn có thể sử dụng một tiện ích mà Windows 7 cung cấp để tăng tốc cho ổ cứng của bạn. Tuy nhiên mặt trái của tiện ích này, đó là nếu bất chợt bạn gặp sự cố về nguồn điện (như mất điện) thì dữ liệu của bạn có thể bị mất. Do đó, bạn chỉ sử dụng tiện ích này khi đang sử dụng laptop (có pin dự trữ) và sử dụng PC với bộ tích điện (thiết bị lưu điện UPS).



- Đầu tiên, bạn click Start và chọn Control Panel.
- Tại cửa sổ Control Panel, chọn Device Manager.
- Cửa sổ Device Manager mở ra, bạn click vào mục bên dưới “Disk Driver” (thường là tên sản phẩm đĩa cứng bạn đang sử dụng)
- Nếu bạn có nhiều hơn 2 đĩa cứng đang sử dụng, bạn click đôi vào tên của đĩa cứng mà hệ thống được cài đặt tại đó.


- Tiếp theo, chọn tab Policies.
- Đánh dấu vào tùy chọn “Enable caching on the disk” và “Turn off Windows write cache buffer-flushing on device
- Cuối cùng, click OK và đóng cửa sổ Device Manager.
II. Các thủ thuật tinh chỉnh hệ thống trong Windows 7:
1. Tắt những hiệu ứng không cần thiết
Một trong những điểm nổi bật nhất của Windows 7 đó là giao diện Aero trong suốt với nhiều hiệu ứng đẹp mắt. Nhưng đây cũng là một trong những lý do làm máy bạn ngày càng chậm chạp. Nếu bạn thực sự không cần đến hiệu ứng này thì bạn có thể tắt nó đi để tăng tốc hệ thống.
1.1. Tắt hiệu ứng transparency:
Để tắt hiệu ứng trong suốt, bạn click phải vào desktop, chọn Persionalize rồi chọn Windows Color



Sau đó, bạn bỏ dấu tick ở lựa chọn Enable transparency rồi click OK.
1.2. Disable bộ ba Aero Shake, Aero Snap và Aero Peek
Nếu ai từng dùng Windows 7 đều biết đến 3 tính năng mới của Windows 7 là Aero Shake, Aero Peek và Aero Snap. Hầu hết mọi người đều rất thích thú với các tính năng này nhưng nếu như không cần dùng đến nữa,và bạn muốn disable nó đi thì hãy làm theo các bước sau:
1.2.1.Disable Aero Shake :
  • Gõ gpedit.msc vào hộp Run hoặc khung Search trên Start Menu.
  • Bây giờ ta chuyển tới User Configuration->Administrative Templates -> Desktop
  • Ở khung bên phải,kick đúp vào Turn off Aero Shake window minimizing mouse gesture và đặt giá trị là Enable

1.2.2.Disable Aero Peek
Click chuột phải lên Taskbar và chọn Properties

Bỏ dấu tick mở Use Aero Peek to preview the desktop Apply và Ok
1.2.3.Disable Aero Snap
Mở Control Panel và chọn Ease of Access Center. Click chọn vào Make it easier to focus on tasks. Bỏ dấu chọn Prevent windows from being automatically arranged when moved to the edge of the screen vàApply.

1.3. Tắt các hiệu ứng hoạt hoạ khác:
Vào Start Menu, click phải vào Computer rồi chọn Properties. Sau đó chọn Advanced system settings. Trên tab Advanced, chọn Settings ở mục Performance, tick vào lựa chọn Adjust for best performance rồi click OK.

Tuy nhiên, Sau bước trên, các bạn có thể chọn Custom và chọn các lựa chọn sau để giao diện làm việc dễ nhìn, thú vị hơn khi làm việc:
  • Enable Aero Peek
  • Enable desktop cmposition
  • Enable transparent glass
  • Smooth open combo boxes
  • Smooth-scroll list boxes
  • Use visual styles on windows and buttons.
2. Tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows không cần thiết:
2.1. Xóa các ứng dụng trong thư mục Startup:
Bạn vào đường dẫn sau rồi xóa các shortcut của các ứng dụng không muốn khởi động cùng với Windows 7 đi:

X:\Users\Y\AppData\Roaming\Microsoft\Windows\Start Menu\Programs\Startup
(X: tên ổ đĩa chứa Windows 7 ; Y: Tên user)
2.2. Tắt các ứng dụng trong Msconfig:
Vào Start Menu, gõ msconfig vào ô search rồi Enter.
Chọn tab Startup rồi tắt dấu tick ở các ứng dụng không muốn khởi động cùng Windows đi. Sau đó click OK.


2.3 Tắt những dịch vụ không cần thiết:
Vào Start Menu, gõ services.msc rồi Enter.
Trên cửa sổ Services, bạn click đúp vào những ứng dụng muốn điều chỉnh rồi chọn chế độ khởi động cho nó.

  • Automatic, nghĩa là dịch vụ sẽ bắt đầu khi Windows được khởi động
  • Manual, nghĩa là dịch vụ bắt đầu khi Windows phát hiện thấy cần thiết đến nó.
  • Disabled, nghĩa là dịch vụ sẽ không được thực thi.

Nếu không chắc chắn về một dịch vụ, bạn nên thiết lập nó sang chế độ Manual để đảm bảo an toàn. Còn nếu trường hợp bạn biết chắc chắn không cần đến dịch vụ đó thì mới nên chọn Disabled.
Những dịch vụ cần thiết phụ thuộc vào những gì bạn thực hiện với máy tính. Ví dụ, nếu bạn không sử dụng ReadyBoost, thì hoàn toàn có thể vô hiệu hóa dịch vụ này; ngoài ra bạn cũng có thể vô hiệu hóa Windows Error Reporting (báo cáo lỗi của Windows) nếu không muốn chúng báo cáo lỗi; có thể vô hiệu hóa Tablet PC Input Service nếu không muốn sử dụng tính năng này…
Bạn có thể vô hiệu hóa hầu hết các dịch vụ bắt đầu tự động ở chế độ mặc định dưới đây:
* Computer Browser
* Distributed Link Tracking Client
* IKE and AuthIP IP Keying Modules
* Offline Files
* Remote Registry
* Tablet PC Input Service (trừ khi bạn sử dụng Tablet PC)
* Windows Error Reporting

Một số dịch vụ bạn tuyệt đối không được vô hiệu hóa gồm:
* Multimedia Class Scheduler
* Plug and Play
* Superfetch
* Task Scheduler
* Windows Audio
* Windows Driver Foundation

Tham khảo thêm tại đây.
3. Gỡ bỏ những chương trình, ứng dụng không cần thiết:
Để gỡ bỏ những phần mềm mà bạn đã cài vào Windows, bạn vào Control Panel, chọn Programs and Features. Trên cửa sổ Programs and Features, chọn phần mềm cần gỡ bỏ rồi click Uninstall.

Để gỡ bỏ các ứng dụng thành phần của Windows, click vào Turn Windows features on or off. Tắt dấu tick ở các thành phần không cần thiết rồi click OK.

4. Chống phân mảnh ổ cứng:
Sau một thời gian dài sử dụng máy tính, ổ cứng của bạn sẽ xảy ra hiện tương phân mảnh ổ đĩa. Hiểu 1 cách đơn giản là các file sau khi được truy cập sẽ được lưu trên những vào những vị trí khác nhau của các sector trên ổ cứng, tạo nên những khoản trống trên ổ cứng của bạn, khiến cho việc truy cập các file trên ổ cứng sẽ bị chậm đi. Do vậy, thực hiện việc chống phân mảnh (Defragment) sẽ giúp giảm thiểu các khoản trống trên ổ cứng, giảm bớt được tình trạng ì ạch và tăng thêm tốc độ của ổ cứng.
Để thực hiện công việc này, bạn click phải vào phân vùng muốn chống phân mảnh, chọn Properties > chọn Tab Tools Defragment now… rồi click tiếp Defragment disk.

5. Tắt chế độ tự động chống phân mảnh ổ cứng:
Mặc định, Windows có chế độ tự động chống phân mảnh ổ cứng vào một thời điểm nhất định nào đó trong tuần. Tuy tính năng chống phân mảnh ổ cứng có tác dụng tăng tốc Windows nhưng tiến trình này chiếm dụng rất nhiều tài nguyên hệ thống và bạn chỉ nên mở tính năng này những lúc máy rảnh rỗi.
Để tắt chế độ tự động này, trên cửa sổ Disk Defragment, chọn Configure schedule…
Tắt dấu tick ở dòng Run on schedule rồi click OK.


6. Tắt tính năng System Protection:
Đây thực ra là tính năng System restore đã có từ Windows Vista. Tính năng này cho phép bạn phục hồi lại trạng thái cũ của hệ thống (đã được sao lưu từ trước) khi hệ thống gặp sự cố. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ kinh nghiệm sử dụng và sử lý các sự cố đối với Windows thì bạn nên tắt tính năng này đi để cải thiện hiệu suất hệ thống.

Để tắt tính năng này, bạn vào Start Menu, click phải vào Computer rồi chọn Properties. Chọn tiếp Advanced system setings rồi click vào tab System Protection > click vào nút Configure> Chọn Turn off system protection rồi click OK.

7. Tắt tính năng Thumbnail Previews trong Windows Explorer
Tính năng này cho phép bạn xem trước nội dung của các tập tinh ảnh, document, video… Tuy nhiên đi kèm với nó là bạn phải hao tốn khá nhiều tài nguyên hệ thống vào tính năng này. Để vô hiệu hóa Thumbnail Preview, bạn mở một cửa sổ exolorer bất kì lên, nhấn Alt > Tools Folder Options View > tắt dấu tick ở Display file icon on thumbnails
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Thủ thuật Windows - Tổng hợp tất cả các thủ thuật dành cho các hệ điều hành Windows
Posts RSSComments RSS
Back to top